DỊCH VỤ - ĐÀO TẠO KHAI GIẢNG LỚP HỌC TIN TỨC- SỰ KIỆN TUYỂN SINH

CHIÊU SINH HỌC VIÊN LỚP HƯỚNG DẪN VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO QUỐC TẾ TRỰC TUYẾN – KHÓA THÁNG 7/2023

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (TST) rất hân hạnh giới thiệu khóa học trực tuyến “Hướng dẫn Viết và Công bố Bài báo quốc tế”. Đây là một khóa học tập trung vào việc nâng cao kỹ năng viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí và chuyên san quốc tế.

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học và công nghệ, việc viết và công bố bài báo quốc tế đã trở thành một yêu cầu cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, học viên và sinh viên. Tuy nhiên, quy trình viết và công bố bài báo không phải lúc nào cũng dễ dàng và có thể gặp phải nhiều thách thức.

Ngày khai giảng: 08 – 09/7/2023 (thứ Bảy, Chủ nhật)

Hạn chót ghi danh và nộp học phí: 30/6/2023 (thứ Sáu)

Thời lượng: 04 buổi

Thời gian: Sáng từ 8g00-11g00; Chiều từ 13g30-17g00 (học viên học 2 buổi/ngày)

Hình thức: Trực tuyến

Nội dung khóa học:

Khóa học sẽ diễn ra trong 4 buổi, học trong 2 ngày cuối tuần. Nội dung từng buổi học được thiết kế như sau:

* Buổi 1: (Từ 8g00 đến 11g00 ngày 08/7/2023):

– Phân biệt bài báo khoa học chuẩn ISI và bài báo cáo tổng hợp;

– Tầm quan trọng của việc công bố công trình đạt chuẩn ISI quốc tế;

– Phân biệt Nhà xuất bản danh tiếng và Nhà xuất bản dỏm;

– Phân hạng tạp chí (Q1, Q2, Q3, và Q4) trong Danh mục ISI;

– Các dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

– Kỹ năng tìm kiếm tài liệu khoa học liên quan và đáng tin cậy;

– Một số công cụ hữu ít và thủ thuật để tăng cường kỹ năng viết Tiếng Anh dạng học thuật;

– Giới thiệu cách viết Tiếng Anh trong học thuật và khoa học;

– Quy trình gửi và đăng bài báo trên hệ thống các NXB uy tín thế giới;

– Áp lực của các biên tập viên khi thẩm định công trình khoa học?

– Lý do Nhà xuất bản/Chủ biên tập thu hồi công trình đã đăng?

– Hướng dẫn cách xin bản quyền từ Nhà xuất bản;

– Danh mục các tạp chí Việt Nam trong hệ thống ISI;

– Chia sẻ các trang học thuật hữu ít của cộng đồng người Việt Nam trên thế giới;

– Thực trạng công bố báo ISI: khách quan hay tiêu cực?

* Buổi 2: (Từ 13g30 đến 17g00 ngày 08/7/2023)

– Xử lý số liệu thí nghiệm và đánh giá số liệu phân tích;

– Hướng dẫn chương trình tính toán và vẽ đồ thị/hình ảnh ấn tượng;

– Thủ thuật trình bày số liệu thí nghiệm một cách khoa học, ấn tượng, và đầy đủ thông tin.

– Những điều nên/không nên khi viết bài báo khoa học và khi trả lời các nhà bình duyệt;

– Hướng dẫn cơ bản (và chia sẻ một số thủ thuật liên quan) về cách sử dụng chương trình;

– Quản lý tài liệu tham khảo và trích dẫn thông dụng hiện nay;

– Thủ thuật để tăng giá trị khoa học của bài báo khi số liệu thí nghiệm không quá nổi bật;

– Thủ thuật viết bản thảo để các nhà bình duyệt tin tưởng và đọc giả cảm thấy ấn tượng;

* Buổi 3: (Từ 8g00 đến 11g00 ngày 09/7/2023):

– Hướng dẫn cách viết “Capsule” hoặc “Statement of Novelty”;

– Chia sẻ cách viết “Highlights” và cách vẽ “Graphical Abstract” theo chuẩn chung;

– Cách đặt tựa đề (“Title”) cho một bài báo khoa học ấn tượng;

– Vai trò quan trọng của phần tóm lược (“Abstract”) và hướng dẫn các cách viết Abstract theo yêu cầu của tạp chí.

– Hướng dẫn các cách viết cơ bản phần mở đầu/dẫn nhập (“Introduction”) của một bài báo;

– Cách viết một “Cover Letter” cho từng dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

– Thủ thuật trả lời các nhà bình duyệt (Reviewers) và Biên tập viên (Editor);

– Chia sẻ số kỹ năng đánh máy các ký tự, viết tắt, đơn vị, khoảng cách… theo chuẩn quốc tế;

– Một số thông tin quan trọng cần nắm khi đọc mục hướng dẫn cho tác giả (“Guide for Authors”) của tạp chí;

– Thực hành các bước gửi bài báo khoa học trên nhà xuất bản nổi tiếng (Elsevier) và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.

– Chia sẻ cách giải quyết các vấn đề thường gặp sau khi công trình đã công bố thành công;

– Một số kỹ năng cần thiết trước khi gửi mẫu phân tích các đặc tính bằng công nghệ hiện đại (FTIR, SEM-EDS, TGA, XPS, XRD, BET surface area….);

– Chia sẻ kinh nghiệm của một “Assiciate Editor” khi duyệt bản thảo cho tạp chí thuộc danh mục ISI.  

 * Buổi 4: (Từ 13g30 đến 17g00 ngày 09/7/2023):

– Thực hành

– Giải đáp thắc mắc của học viên.

Giảng viên:

 PGS.TS. Trần Thiện Thanh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM

– Tác giả chính của 36 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 06 thuộc danh mục Q1, 30 bài thuộc danh mục Q2.

– Tác giả chính của 30 bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí trong nước

– Là giảng viên chính của Khóa học, có kinh nghiệm hướng dẫn nhiều học viên viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

– Chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Quỹ Nafosted, 02 đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM.

– Đạt danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh năm 2012 và 2014

– Tham gia phản biện cho một số tạp chí khoa học quốc tế và trong nước có uy tín.

Học phí và chính sách ưu đãi:

Học phí: 1.500.000Đ/khóa/ học viên (đã bao gồm tài liệu), giảm 20% học phí khi đăng ký nhóm 5 học viên trở lên hoặc học viên cũ của Trung tâm.

Links đăng ký: https://bit.ly/congbobaibaoquocte2023

Khóa học “Hướng dẫn Viết và Công bố Bài báo quốc tế” sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để viết và công bố bài báo chất lượng cao trên các tạp chí quốc tế uy tín. Qua khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn cách lựa chọn chủ đề nghiên cứu, xác định mục tiêu và cấu trúc bài báo, viết và trình bày ý kiến một cách logic và rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về các quy định và tiêu chuẩn quốc tế đối với việc viết bài báo, cũng như cách tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham khảo một cách hiệu quả.

Khác với những khóa học truyền thống, khóa học “Hướng dẫn Viết và Công bố Bài báo quốc tế” của chúng tôi được tổ chức trực tuyến, giúp bạn tiết kiệm thời gian và linh hoạt trong việc tham gia. Bạn sẽ có cơ hội học tập và tương tác trực tiếp với giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài báo khoa học. Chúng tôi cung cấp nền tảng học trực tuyến tiên tiến, cho phép bạn truy cập vào nội dung khóa học, thảo luận với các bạn học viên khác và nhận phản hồi từ giảng viên.

Khóa học “Hướng dẫn Viết và Công bố Bài báo quốc tế” là một cơ hội tuyệt vời để bạn nâng cao kỹ năng viết và công bố bài báo quốc tế của mình. Hãy tham gia khóa học và trở thành một nhà nghiên cứu có khả năng viết bài báo chất lượng, góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Share This