HỘI NGHỊ - HỘI THẢO

HỘI THẢO NHÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỘI THẢO NHÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  “Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích

– Xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học trong nước và quốc tế. Đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm hướng tới đẩy mạnh và gắn kết hoạt động “Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

– Xây dựng một đội ngũ nghiên cứu có năng lực và tạo ra những sản phẩm, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn mực và ngang tầm quốc tế về chất lượng học thuật, mang lại các giá trị thặng dư cho xã hội.

– Chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, chia sẻ quan điểm, tham luận và trao đổi học thuật giữa các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu từ các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cả nước xoay quanh những vấn đề về công nghệ sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước, quốc tế nói chung.

2. Yêu cầu

– Tạo được sự quan tâm của các Sở ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, sinh viên và trí thức trẻ cùng tham gia.

– Công tác tổ chức an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Đối tượng

– Sinh viên, học viên các trường Đại học, Cao đẳng và học viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành.

– Cán bộ, trí thức trẻ, các nhà khoa học trẻ thuộc các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài thành phố.

– Nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành.

– Các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực Công nghệ sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.

2. Thời gian dự kiến: Tháng 03/2021.

3. Địa điểm: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(35 – 37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

III. NỘI DUNG – THỂ LỆ

  1. Nội dung

Hội nghị nhà khoa học công nghệ sinh học Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào các chủ đề sau đây:

Các tiểu ban chuyên môn:

*Tiểu ban Công bố quốc tế:

– Các bài nghiên cứu, bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về hành trình xây dựng nhóm nghiên cứu của giảng viên, xác định ý tưởng tới những thành quả về công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu mạnh; những câu chuyện của những sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học,…

– Các nghiên cứu về công nghệ gen nhằm tạo ra các biến đổi bộ gen thực vật, động vật theo hướng có lợi.

– Các nghiên cứu chữa bệnh di truyền; nghiên cứu đặc điểm và những thay đổi bộ gen của người và vi sinh vật do tác động của ô nhiễm môi trường và chất độc hoá học.

– Nghiên cứu ứng dụng tin – sinh học phục vụ nghiên cứu công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gien.

– Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và động vật trong tạo và nhân nhanh giống cây trồng và vật nuôi có ưu thế về năng suất, chất lượng; phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu tế bào.

– Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ enzym – protein trong công nghiệp chế biến và đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch học phân tử phục vụ sản xuất vắc-xin thế hệ mới và chế phẩm chẩn đoán.

– Công nghệ vi sinh tập trung các nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống cao sản bằng công nghệ cao; các nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật lên men vi sinh vật.

*Chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo

– Các bài nghiên cứu, bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về hành trình từ nghiên cứu khoa học tới việc sở hữu các sáng chế/giải pháp hữu ích cho tới chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp của các nhà khoa học.

– Các công nghệ tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế;

– Công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.

– Trong lĩnh vực y dược, các công nghệ góp phần giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc và vắc-xin thiết yếu và một số loại thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh.

– Công nghệ sản xuất vắc-xin thế hệ mới và thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp. Liệu pháp công nghệ gien, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vitamin và axít amin.

– Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.

– Các nghiên cứu, tham luận về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hành trình từ kết quả nghiên cứu khoa học cho tới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ,… trong lĩnh vực công nghệ sinh học từ nghiên cứu tới sản phẩm ứng dụng trong ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản; công nghiệp sản xuất thực phẩm bằng các công nghệ lên men vi sinh, enzym và protein; công nghiệp sản xuất các dòng axit amin, axit hữu cơ, enzym công nghiệp, y dược.

– Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thuỷ sản: tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống thuần, giống lai, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

– Công nghiệp sinh học trong y dược: tập trung sản xuất các loại vắc-xin, chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các hoá dược khác.

– Công nghiệp sinh học trong bảo vệ môi trường: tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật để làm sạch môi trường, xử lý ô nhiễm và sự cố môi trường.

  • Hình thức công bố

– Tất cả tác giả/nhóm tác giả có bài báo tham gia Hội nghị đều được cấp giấy chứng nhận tham dự của Ban tổ chức.

– Tất cả các bài tham dự sẽ được đăng trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học. Các bài được Hội đồng khoa học phản biện đánh giá đạt chất lượng tốt sau khi chỉnh sửa sẽ được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đăng ký tham gia hội nghị:Phụ lục đính kèm

4. Thời gian gửi bài báo tham gia Hội nghị: từ ngày 01/02/2021 đến hết ngày 10/03/2021 theo hình thức: Gửi file (doc.) bài báo qua địa chỉ email: [email protected] (tiêu đề thư ghi: “Bài viết tham luận Hội nghị khoa học Công nghệ Sinh học năm 2021”.

5. Giải thưởng

Giải thưởng Hội nghị tại các tiểu ban:

  • Giải Nhất:                          5.000.000 đồng/giải.
  • Giải Nhì:                             3.000.000 đồng/giải.
  • Giải Ba:                               2.000.000 đồng/giải.
  • Các giải Khuyến khích:        1.000.000 đồng/giải.

Share This