HỘI NGHỊ - HỘI THẢO

Hội thảo An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần 6 năm 2022

Nhằm tập hợp lực lượng các nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ và xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm trong nước và quốc tế. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh với sự đồng hành tài trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức Hội thảo Khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần 6 năm 2022.

Ban tổ chức Hội thảo kính mời quý thầy/cô, anh/chị tham gia viết bài tham luận Hội thảo, cụ thể như sau:

Đối tượng: giảng viên, nghiên cứu, nhà khoa học, doanh nghiệp, sinh viên và học sinh trong và ngoài nước.

Nội dung tham luận:

– Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản thực phẩm.

– Dinh dưỡng và sức khỏe từ thực phẩm.

– Phương pháp nghiên cứu, công nghệ sản xuất mới, quản lý chất lượng thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực.

– Tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế Việt Nam.

– Luật An toàn thực phẩm.

– Sản phẩm khởi nghiệp.

Thông tin về Hội thảo: https://drive.google.com/…/1-oqew8n7XN9RZ1I5HEKaUzWB3Gn…

Hạn nhận bài viết đến 20 tháng 7 năm 2022

Hình thức nộp bài: Gửi về email: [email protected] hoặc truy cập vào đường link https://forms.gle/afKgYYrBtgEqRXoj6

Thông tin liên hệ hỗ trợ:Đ/c Nguyễn Ngọc Hoàng Vân – 0971265199 – [email protected]

—————————————

Hội thảo Khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần 6 năm 2022 dự kiến được tổ chức vào ngày 26 tháng 08 năm 2022; Địa điểm: Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh).

Chương trình Hội thảo gồm 3 phần chính: 

– Phần 1: Phiên Hội thảo toàn thể: tìm hiểu các vấn đề về dinh dưỡng, thực phẩm, lương thực tại Việt Nam và trên thế giới, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về các chủ đề có liên quan. Thực trạng và vấn đề về sản xuất thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng thực phẩm hiện nay.

– Phần 2: Phiên Hội thảo chuyên đề: được chia thành các tiểu ban trình bày song song nhằm tập trung giải quyết các thách thức của Việt Nam và thế giới: đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong công nghệ chế biến, an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học, khống chế và kiểm soát các mầm bệnh từ lương thực thực phẩm, gia tăng các giá trị dinh dưỡng từ các sản phẩm nông nghiệp.

– Phần 3: Trình bày các sản phẩm khởi nghiệp, các poster tham luận về các nghiên cứu mới nhất chủ đề thực phẩm, dinh dưỡng và lương thực.

Một số nội dung gợi ý bài tham luận như sau:

     Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản thực phẩm

+ Các nghiên cứu về công nghệ chế biến lương thực thực phẩm và kỹ thuật, công nghệ kiểm tra bảo quản sau thu hoạch với mục đích bảo đảm dinh dưỡng, gia tăng thời gian lưu trữ trong quá trình vận chuyển, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế của thực phẩm sau thu hoạch.

+ Các nghiên cứu về xây dựng quy trình kiểm định chất lượng thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

+ Các nghiên cứu, kỹ thuật, vật liệu mới trong bảo quản nông sản, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm.

     Dinh dưỡng và sức khỏe từ thực phẩm

+ Những nghiên cứu về dinh dưỡng chứa trong thực phẩm, các nguồn dinh dưỡng có bổ sung vi chất, những thực phẩm chức năng quan trọng cho sự phát triển của người và động vật.

+ Các nghiên cứu phát triển những thực phẩm mới có hợp chất hữu cơ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe con người.

+ Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vật liệu bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe người sử dụng.

+ Nghiên cứu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tác hại trong quá trình sử dụng thực phẩm biến chất, không đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.

+ Nghiên cứu, thử nghiệm, cảnh báo độc tính của những độc tố, chất phụ gia có trong thực phẩm.

+ Các nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ phát sinh bệnh tiềm tàng của bộ máy di truyền trong quá trình tác động của thực phẩm ở người.

+ Nghiên cứu những thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt và xu hướng dinh dưỡng của thế giới.

+ Ứng dụng sinh học, công nghệ sinh học, hóa học, vi sinh, công nghệ nano trong chế tạo sản phẩm và ứng dụng sản xuất thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người.

+ Các nghiên cứu cơ bản về phát triển các nguồn thực phẩm mới từ công nghệ sinh học. Xây dựng các mô hình sinh học trong sản xuất thực phẩm có độ an toàn cao và đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người Việt Nam.

+ Các mô hình nghiên cứu và ứng dụng cho nền sản xuất thực phẩm sạch và đạt các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.

+ Các nghiên cứu khai thác, sử dụng phế liệu nông nghiệp làm nguyên liệu để thu nhận các hoạt chất sinh học.

     Phương pháp nghiên cứu, công nghệ sản xuất mới, quản lý chất lượng thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực

+ Phương pháp phân tích định tính, định lượng các hoạt chất thiên nhiên có trong thực phẩm.

+ Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong bảo quản thực phẩm (plastic, kim loại, giấy, thủy tinh…).

+ Phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm (các tiêu chuẩn quản trị chất lượng và kiểm soát chất lượng thực phẩm).

+ Phương pháp nuôi trồng, bảo vệ thực vật, bảo quản và vận chuyển nông sản tươi.

+ Công nghệ, thiết bị mới nâng cao hiệu quả sản xuất thực phẩm.

     Tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế Việt Nam

+ Giá trị sản lượng lương thực thực phẩm tại Việt Nam và những nguồn lợi từ thực phẩm mang lại cho nền kinh tế.

+ Các nghiên cứu về logistic trong vận chuyển hàng hóa thực phẩm nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển nhằm mang lại giá thành cao nhất cho sản phẩm.

+ Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến an ninh lương thực tại Việt Nam và thế giới.

*   Thể lệ bài viết tham luận hội thảo

Bài báo hội thảo được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Độ dài bài báo không quá 10 trang (xem chi tiết thể lệ trong phụ lục đính kèm).

*   Thời gian gửi bài tham luận Hội thảo

Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/07/2022 theo hình thức gửi bài qua email: [email protected]

Share This