HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH
COVID-19 là tên gọi tắc của cụm từ “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện, tên chính thức căn bệnh là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người. Đặc trưng của virus này được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Bùng phát vào cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, COVID-19 có tốc độ lây lan chóng mặt, làm đảo lộn cuộc sống hàng tỷ người trên thế giới, chính phủ các nước đang loay hoay ứng phó.
Hình minh họa
(Nguồn: https://www.techsignin.com/tintuc/o-nha-cung-con-hi-tech-covid-19/)
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, các nghiên cứu về COVID-19 đang được triển khai khắp thế giới trên nhiều các lĩnh vực: dịch tễ, y học, sinh học, xã hội học,…nhằm ngăn chặn sự lây lan, tìm kiếm các biện pháp ứng phó. Không nằm ngoài xu hướng, Chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học Công nghệ Trẻ năm 2020 đã tiếp nhận khá nhiều đề tài liên quan đến các vấn đề COVID-19, trong đó có đề tài “Tác động của COVID-19 tới tâm lý và thể chất của người dân” thuộc lĩnh vực kinh tế của nhóm tác do TS. Nguyễn Trà My (chủ nhiệm), đến từ Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Mục tiêu của đề tài đánh giá tác động của COVID-19 tới tâm lý và thể chất của người dân của người dân qua khảo sát, điều tra các triệu chứng phổ biến của bệnh như: ho, sốt, khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu và mức độ ảnh hưởng đến tâm lý: trầm cảm, lo lắng; bất mãn. Từ dữ liệu có được, nhóm tác giả áp dụng mô hình Difference-in-Differences (DiD) để khai thác sự khác biệt giữa các địa điểm trong bùng phát dịch và việc triển khai các quy định ứng phó. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của một số khu vực khảo sát, qua đó hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách hiểu và ứng phó với tình huống tốt hơn với dịch bệnh.
Đây là hướng nghiên cứu mới, khi nhóm tác giả sử dụng công cụ khảo sát xã hội học, xử lý dữ liệu của kinh tế học để đánh giá tác động của COVID-19 tới tâm lý và thể chất của người dân, qua các số liệu cụ thể để nhận diện ảnh hưởng của dịch bệnh. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu dịch bệnh, dân cư.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà đề tài đem lại; qua quá trình đánh giá, xét duyệt, phản biện của Hội đồng khoa học. Đề tài “Tác động của COVID-19 tới tâm lý và thể chất của người dân” đã được Chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Trẻ cấp kinh phí thực hiện.
THÔNG TIN ĐỀ TÀI CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRẺ NĂM 2020
Tên đề tài: Tác động của COVID-19 tới tâm lý và thể chất của người dân
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trà My
Thành viên: TS.Lê Kiên, CN.Lê Thùy Trang, CN.Nguyễn Khánh Hằng,
TS. Hoàng Thị Thanh Hương
Đơn vị: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh