CLB - ĐỘI - NHÓM

Tổ chức hoạt động phát huy câu lạc bộ, đội, nhóm cho học sinh các trường THCS và THPT trong địa bàn TP.HCM thông qua các câu lạc bộ sáng tạo

  1. Mục đích:

– Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu của các câu lạc bộ, đội, nhóm sáng tạo học thuật nghiên cứu khoa học trong các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

– Tổ chức các hoạt động kết nối câu lạc bộ THCS, THPT với các câu lạc bộ sáng tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện tại TP. Hồ Chí Minh.

– Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề, xây dựng môi trường giao lưu, hỗ trợ các CLB lên ý tưởng và thực hiện các dự án nghiên cứu.

2. Đối tượng tham gia:

– Các học sinh, các CLB đội nhóm của các trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố.

3. Nội dung thực hiện

3.1. Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và hình thành các câu lạc bộ sáng tạo trong trường học

Nội dung:

Hỗ trợ tổ chức thành lập câu lạc bộ mới, hỗ trợ nội dung hoạt động cho các câu lạc bộ hiện hữu, gắn kết câu lạc bộ các trường đại học với câu lạc bộ của các trường phổ thông, ngoài ra, thành lập câu lạc bộ mentor tập hợp các thầy cô giáo của các trường phổ thông, thành viên câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ.

Chương trình hoạt động:

Giai đoạn 1: Thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ mentor

– Câu lạc bộ mentor sẽ bao gồm cán bộ trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ, các thầy cô giáo tại các trường phổ thông, các nhà khoa học trẻ tại các trường đại học, cao đẳng.

– Trụ sở hoạt động của câu lạc bộ: STEMLab tại số 5 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1.

– Nội dung sinh hoạt: tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển tư duy sáng tạo dành cho học sinh, kỹ năng làm việc nhóm, phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho học sinh. Thành viên câu lạc bộ tham gia xây dựng nội dung các videoclip hướng dẫn hoạt động tư duy sáng tạo và nghiên cứu khoa học dành cho học sinh.

Thời gian sinh hoạt: Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 1 tháng 2 lần nhằm trao đổi, thảo luận các vấn đề đang gặp phải trong quá trình thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ tại các trường THCS, THPT tham gia dự án.

Giai đoạn 2: Thành lập các câu lạc bộ các trường THCS, THPT

Nội dung:

– Tổng hợp danh sách các trường đăng ký tham gia dự án.

– Xây dựng chủ đề nghiên cứu cho các trường tham gia dự án.

– Phân công thành viên câu lạc bộ mentor phụ trách hỗ trợ các trường tham gia dự án.

– Định hướng hoạt động cho từng câu lạc bộ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề trực tuyến hoặc trực tiếp (có thể kết hợp cả 2 hình thức) về phương pháp tư duy sáng tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ năng viết báo cáo, trình bày đề cương nghiên cứu dành cho học sinh, kỹ năng làm việcnhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, và các chuyên đề theo từng nhóm nghiên cứu.

– Tổ chức các workshop định hướng hoạt động của các câu lạc bộ, trong bối cảnh học tập trực tuyến:

+ Làm thế nào để học sinh vừa học tập trực tuyến vừa tham gia hoạt động sáng tạo tại trường?

+ Câu lạc bộ sẽ hoạt động trực tuyến như thế nào?

+ Câu lạc bộ sáng tạo và chuyển đổi số.

– Tổ chức các buổi giao lưu cho các câu lạc bộ theo các chủ đề:

+ Hướng dẫn học tập online;

+ Nghiên cứu khoa học trong bối cảnh chuyển đổi số: dễ hay khó?

– Thực hiện các clip hướng dẫn hoạt động sáng tạo tại trường học: thực hiện 5 videoclip với các chủ đề về hoạt động nghiên cứu khoa học, định hướng cho học sinh về hoạt động sáng tạo trong nhà trường.

– Tổ chức cuộc thi “Thiết kế Không gian sáng tạo trẻ trường tôi” nhằm tìm kiếm các đề xuất xây dựng không gian sáng tạo trẻ tại các trường THCS, THPT phục vụ cho hoạt động sáng tạo của thanh thiếu niên.

– Tổ chức cho các CLB tham quan, học tập trải nghiệm tại các trường Đại học hoặc các khu công nghệ cao góp phần phát triển tư duy sáng tạo.

– Các câu lạc bộ xây dựng đề cương nghiên cứu dựa trên ý tưởng sáng tạo mà câu lạc bộ đưa ra.

– Các câu lạc bộ sinh hoạt theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp và thực hiện đề cương nghiên cứu của mình với sự hướng dẫn của mentor.

Thời gian sinh hoạt: Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng, có sự tham gia của mentor hỗ trợ.

Giai đoạn 3: Tổ chức Ngày hội Câu lạc bộ sáng tạo

Thời gian: Ngày 26/12/2021 (dự kiến)

Địa điểm: Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, P. Bến Nghé, Quận 1)

Nội dung:

– Các câu lạc bộ trưng bày kết quả nghiên cứu của mình tại địa điểm tổ chức ngày hội sáng tạo (1 trường tại trung tâm, hoặc nhà văn hóa thanh niên).

– Chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình hoạt động trong câu lạc bộ: kỹ năng hoạt động nhóm, trải nghiệm tham quan các trường Đại học và khu công nghệ cao,…

– Khu vực triển lãm ảnh Khoảnh khắc câu lạc bộ, khu vực triển lãm thiết kế Không gian sáng tạo trẻ trường tôi,

– Tổ chức sân chơi khoa học, sân chơi rung chuông vàng Nhà khoa học tài ba.

– Tổng kết, trao giải cho các câu lạc bộ tham gia Ngày hội.

 4. Hình thức triển khai:

– Triển khai thực hiện và vận động các trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố tham gia.

– Tổ chức các hội thảo dành cho học sinh, giáo viên qua đó giới thiệu nội dung hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo trong trường học.

– Câu lạc bộ mentor tham gia hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ sáng tạo thuộc các trường tham gia dự án.

– Tổ chức Ngày hội câu lạc bộ sáng tạo nhằm đúc kết hoạt động của các câu lạc bộ sau khi tham gia dự án.

5. Tiến độ thực hiện

Từ ngày 15/9/2021: Tuyên truyền, giới thiệu về dự án thành lập hỗ trợ hoạt động các câu lạc bộ sáng tạo trong trường học.

Từ ngày 30/9 – 10/10/2021: Thành lập câu lạc bộ mentor, tổ chức báo cáo chuyên đề về tư duy sáng tạo, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường dành cho câu lạc bộ mentor.

Từ ngày 10/10 – 15/12/2021: Các câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ và báo cáo qua website kết quả mỗi tháng.

Ngày 26/12/2021: Tổ chức “Ngày hội câu lạc bộ sáng tạo” dành cho các câu lạc bộ tham gia và các em học sinh trên toàn thành phố.

Ngày 28/12/2021:Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án, thực hiện báo cáo tổng kết.

Share This