Ảnh: Mô hình thiết bị điều khiển tự động công trình “SAI GON TRASH COLLECTOR”
Sự phát triển của xã hội loài người đang diễn ra với tốc độ cao, đó là tín hiệu cực
kì đáng mừng. Nhưng bên cạnh sự phát triển đó thì xử lý lượng rác thải tăng lên từ hoạt
động sản xuất cũng dần trở thành một vấn đề mà nhà nước cực kì quan tâm. Theo
nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về nước khu vực châu Á (CARE – thuộc
ĐH Bách khoa TP.HCM), tính trung bình một người dân sống ở TP.HCM thải từ 350 g
đến hơn 7,2 kg rác nhựa ra kênh rạch và sông mỗi năm. Và theo khảo sát của CARE cho
thấy cứ mỗi 1m3 nước sông Sài Gòn có đến 10 – 233 mảnh nhựa và trong một lít nước
có 172 – 519 sợi nhựa từ các loại vải nhân tạo, tổng hợp, …. Vì thế nhóm sinh viên Lê Nguyễn Hoàng Tuấn;Phạm Thanh Hải;Nguyễn Hoàng Thiên;Võ Ngọc Khánh Toàn từ trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã có nghiên cứu để tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế rác thải.
Ý tưởng sản phẩm
Hệ thống sẽ thu gom rác bằng cơ chế băng chuyền. Bề mặt băng chuyền sẽ
được thiết kế để tạo được lực ma sát giúp cho rác không bị trôi trở lại sông
trong quá trình hoạt động.
Sử dụng bánh xe nước để tận dụng sức chảy của nước sông Sài Gòn vận hành
băng chuyền. Từ đó đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng.
Rác sẽ được đưa vào một khoang chứa và được đựng trong túi rác hoặc giỏ rác
có thể dễ dàng thay thế được khi đầy.
Bố trí một khoang hút nước kết hợp lưới lọc phía sau băng chuyền nhằm thu
gom những rác thải mà băng chuyền không thể vớt được.
Hệ thống sử dụng phao bố trí xung quanh thân máy để nổi trên mặt nước.
Thành phần thiết kế
Hình 1: Ảnh chụp phía trên Hình 2: Ảnh chụp từ sau
Danh sách thành phần:
Kí hiệu | Tên gọi | Chức năng |
1 | Bánh xe nước | Kết nối với bộ xích truyền chuyển động cho băng truyền |
2 | Băng chuyền | Kéo rác lên từ mặt nước lên khu vực thùng chứa rác |
3 | Lưới chắn rác | Khoang vùng và giữ rác chảy về bang truyền theo dòng nước |
4 | Bộ phận hút phía trước | Hút nước từ trước về sau bơm chạy bánh đà |
5 | Thùng chứa rác | Khu vực đựng rác chính |
6 | Động cơ | Động cơ chính hút nước trên mô hình |
7 | Bộ phận xử lý trung tâm | Khu vực tập trung các cảm biến , thiết bị điện |
8 | Thùng lọc cặn phía sau | Thùng lọc cạn lại sau khi bơm ra ngoài chạy bánh đà |
Nguyên lý hoạt động:
Trạm thu gom rác được thiết kế tối ưu về hoạt động cơ khí và hoạt động xử lý rác thông qua hai bộ phận chính là băng chuyền cùng công nghệ lưới lọc mới. Nhờ vậy, không chỉ các rác thải lớn trôi nổi trên mặt nước mà các mảnh nhựa, sợi nhựa nhỏ, cặn rác cũng sẽ được xử lý hiệu quả. Trạm tận dụng dòng chảy nước để xoay bánh xe nước và truyền động cho băng chuyền, không cần tới motor vận hành trực tiếp. Đặc biệt, đây là hệ thống vận hành tự động hoàn toàn, được điều khiển từ xa.
Hiệu quả:
Với sự tối ưu của hệ thống băng chuyền kết hợp cùng màng lọc dây nêm, trạm thu gom sẽ đạt hiệu quả cao trong việc thu gom các rác thải rắn (chai nhựa, bọc ni lông, bèo, …) và cả các mảnh nhựa, cặn nhỏ có trong nước tại các cửa kênh rạch, nhánh sông nhỏ thuộc hệ thống sông Sài Gòn.
Hình 5: Giao diện ứng dụng quản lý
Thông qua ứng dụng, quản lý còn có thể giám sát từ xa hoạt động của trạm thông qua camera gắn sẵn và có thể tắt nguồn, dừng hoạt động của máy bơm.
Hy vọng rằng, trong tương lai, ý tưởng Sai Gon Trash Collector sẽ có thể được hiện thực hóa và hoàn thiện ở mức tối ưu nhất để góp phần hỗ trợ làm sạch rác trên sông và xa hơn là cải thiện cảnh quan của sông Sài Gòn.