EURÉKA

Phao cứu sinh điều khiển từ xa

Phao cứu sinh điều khiển từ xa do nhóm sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ứng dụng cứu hộ cứu nạn trên sông, trên biển

Nhóm sinh viên Bùi Hoàng Sơn, Huỳnh Trần Ngọc Thịnh, Nguyễn Minh Toàn, Hồ Đắc Nguyên, Trần Nhất Tri dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Ngọc Bích đến từ Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo Phao cứu sinh điều khiển từ xa là hướng đi đúng, cần thiết cho đội tàu cứu hộ cứu nạn trên sông, trên biển, cấp thiết cho các bãi tắm ven sông, ven biển, khu du lịch, nghỉ dưỡng có khuôn viên nước,…

Nhóm sinh viên bên sản phẩm phao cứu sinh do nhóm thực hiện

T tìm và đưa nn nhân vào b

Đại diện nhóm, Nguyễn Minh Toàn chia sẻ, đất nước ta với tiềm năng du lịch biển lớn, cảnh quan đẹp, tuy nhiên những rủi ro từ tai nạn do đuối nước, mất an toàn khi tắm tại các bờ biển, ao hồ vẫn đang là mối lo ngại của mọi người. Đến nay, nhiều vụ tai nạn đuối nước gây tử vong đáng tiếc do chưa có cách xử lý ứng cứu kịp thời, thời gian tiếp cận và cứu người bị nạn còn bị chậm, lâu. Từ việc từng chứng kiến cảnh tượng mất mát, đau thương do đuối nước, một thành viên trong nhóm đã ấp ủ mong ước sáng chế một loại thiết bị cứu sinh có thể tiếp cận, ứng cứu người bị tai nạn đuối nước một cách nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu thương vong. Thành viên này may mắn đã gặp được nhiều sinh viên có cùng nguyện vọng, lập thành nhóm và bắt đầu nghiên cứu sáng chế sản phẩm mang tên phao cứu sinh điều kiển từ xa.

Thử nghiệm phao đưa người bị nạn vào bờ

Minh Toàn phân tích, hiện nay đã có rất nhiều loại phao cứu sinh cá nhân được sản xuất và bán trên thị trường như phao tròn, áo phao, phao hình móng ngựa, phao hơi… Tuy nhiên, các loại phao cứu sinh, thiết bị cứu sinh này tính cơ động còn kém, khó ném chính xác đến người bị nạn nên chưa đáp ứng được việc cứu trợ kịp thời. Đặc biệt, trong các tình huống môi trường khắc nghiệt như biển sóng cao, gió lớn thì nạn nhân khó tiếp cận đến phao ném. Nhận thấy được điều này, phao cứu sinh điều kiển từ xa do nhóm sinh viên sáng chế có một số tính năng mới, chú trọng đầu tiên vào việc khắc phục những nhược điểm nói trên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện nguy khẩn. Cụ thể, thông qua điều khiển từ xa, phao có khả năng chủ động chạy đến vị trí nạn nhân để đưa nạn nhân vào bờ hoặc vào bến nổi một cách an toàn trong thời gian nhanh nhất. Theo đó, khi phát hiện nạn nhân đang có nguy cơ đuối nước, người cứu nạn nhấc phao lên bật công tắc khởi động và ném phao xuống nước, thông qua điều khiển từ xa sẽ di chuyển phao đến người bị nạn. Phao được đẩy bằng hai động cơ điện lai hai chân vịt chủ động đến người bị nạn và đưa nạn nhân vào bờ. Thiết bị có thể vận hành trong điều kiện ngày và đêm nhờ trang bị các đèn tín hiệu hỗ trợ; có thể sạc pin để sử dụng nhiều lần và liên tục trong điều kiện khắc nghiệt. Thiết bị cũng có thể làm vật nổi cho 3-4 người đu bám tại chỗ chờ ứng cứu và có thể kéo 1-2 người vào bờ.

Phao có hình dáng phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế và quốc gia; đồng thời được nghiên cứu chế tạo bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam; đã đạt qua các vòng kiểm tra độ bền khắc nghiệt.

Ch nhu yếu phm vào vùng lũ

Ngoài khả năng cứu hộ người trên sông, biển, phao cứu sinh còn có thể sử dụng chở nhu yếu phẩm, phục vụ cứu hộ, cứu nạn trong vùng lũ hay vận chuyển thuốc men cho các tàu đang thực hiện cách ly y tế neo đậu tại cảng. Trong du lịch, phao có thể được trang bị tại các bãi tắm, khuôn viên trò chơi nước phục vụ cứu hộ, cứu nạn. Hiện nay, dựa trên các chi phí đưa ra, nhóm định giá mỗi sản phẩm phao cứu sinh khoảng 50 triệu đồng; được cho là rẻ hơn nhiều lần so với cùng sản phẩm của các quốc gia khác trên thế giới mà vẫn đảm bảo được các thông số, yêu cầu độ bền và độ an toàn tương đương. Với giá này, đối tượng khách hàng đầu tiên mà dự án hướng đến chính là các khu du lịch, các đội cứu hộ, tổ chức… Sau đó, nếu sản phẩm sản xuất theo quy mô lớn, nhóm có thể nghiên cứu rút gọn quy trình sản xuất, giảm chí phí sản xuất, giảm giá thành để tiếp cận đến được các cá nhân.

Minh Toàn cho biết, thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục phát triển tối ưu sản phẩm; cải tiến sức mạnh của động cơ công suất lớn hơn; giảm khối lượng sản phẩm, cải thiện vận tốc hoạt động; nghiên cứu quy trình sản xuất hàng loạt và đồng bộ để rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí xuống thấp nhất có thể. “Sản phẩm phao cứu sinh điều khiển từ xa là hoàn toàn mới ở Việt Nam, nên khi nghiên cứu thiết kế, chế tạo, nhóm phải trải qua nhiều phiên bản để định hình được phiên bản ưu việt cuối cùng. Trong quá trình thực hiện đề tài, vừa học hỏi vừa thiết kế, chế tạo nên kinh phí để thực hiện là một khó khăn lớn đối với những nhóm nghiên cứu sinh viên như chúng em”, Minh Toàn thổ lộ. Cũng theo Minh Toàn, tình hình dịch Covid-19 phức tạp trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề tài của nhóm, từ việc đi mua vật tư khó khăn đến việc tập trung thành viên lại để chế tạo sản phẩm… Dù vậy, qua gần 2 năm triển khai thực hiện, dự án cũng đã đạt thêm huy chương vàng cuộc thi “Thiết kế – chế tạo – ứng dụng lần 9” và giải nhì “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka lần thứ 23”…

Việt Ngân (giaoduc.edu.vn)

Share This