NGÀY KHAI GIẢNG: 07/9/2023
HẠN CHÓT ĐÓNG HỌC PHÍ: 04/9/2023
THỜI LƯỢNG: 8 buổi
THỜI GIAN: Từ 18g30 – 20g30, học thứ 3/5/7 hàng tuần
———————
Học phí: 1.500.000 đồng/khóa/học viên.
Đối tượng tham gia: Giảng viên, nghiên cứu sinh, và học viên cao học muốn ứng dụng phương pháp phân tích định lượng trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị, giáo dục hoặc những lĩnh vực có áp dụng mô hình CB-SEM. Tài liệu và slide gồm cả tiếng Việt và Anh. Đặc biệt, mỗi buổi học giảng viên đều record lại để học viên có điều kiện nghiên cứu và ôn tập thêm sau mỗi buổi học.
Yêu cầu:
Người học cần có những nền tảng sau đây:
• Có kiến thức căn bản về nghiên cứu khoa học.
• Có kiến thức cơ bản về thống kê
Mục tiêu:
Sau khóa học, học viên sẽ đạt được những kỹ năng và kiến thức sau:
- Kiểm tra, làm sạch dữ liệu
- Hiểu các cấu phần của CB-SEM (cấu trúc và đo lường)
- Hiểu và phân tích nhân tố khám phá (EFA) phục vụ cho CFA và CB-SEM
- Thiết kế và phân tích mô hình đo lường (CFA) chung và chi tiết
- Thiết kế và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (CB-SEM)
- Phân tích biến trung gian (mediator) và biến điều tiết (moderator)
- Phân tích đa nhóm (multiple group analysis)
- Trích xuất kết quả xử lý sang các phần mềm (như word, excel, power point, …), đọc, đánh giá và trình bày kết quả.
Chi tiết lịch học dự kiến:
Buổi 1:
Giới thiệu về CB-SEM, EFA cho SEM
Các cấu phần của CB-SEM
Thực hành
Buổi 2:
Kiểm tra, làm sạch dữ liệu
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho SEM
Chuyển dữ kết quả, dữ liệu từ SPSS sang AMOS
Thực hành
Buổi 3:
Thiết kết mô hình đo lường (CFA)
Phân tích mô hình đo lường (chung và chi tiết từng nhân tố)
Thực hành
Buổi 4:
Thực hành và phân tích các kết quả kiểm định phù hợp của mô hinh đo lường
Hiệu chỉnh mô hinh đo lường
Trích xuất kết quả xử lý sang các phần mềm (như word, excel, power point,…), đọc, đánh giá và trình bày kết quả
Buổi 5:
Chuyển từ mô hình đo lường CFA sang mô hình cấu trúc SEM
Chọn các đại lượng phân tích
Phân tích kết quả ước lượng (estimate)
Phân tích độ phù hợp của mô hinh (model fit)
Trích xuất kết quả xử lý sang các phần mềm (như word, excel, power point,…) và trình bày kết quả
Thực hành
Buổi 6:
Kiểm định độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt của các nhân tố
Ước lượng vững (bootstrap)
Trích xuất kết quả xử lý sang các phần mềm (như word, excel, power point,…) và trình bày kết quả
Thực hành
Buổi 7:
Phân tích đa nhóm (multiple group analysis)
Phân tích mô hình khả biến
Phân tích mô hình bất biến
Kiểm định lựa chọn mô hình
Thực hành
Buổi 8:
Thực hành một bài tổng hợp cho cả khóa học
Các vấn đề thường gặp trong phân tích CB-SEM
So sánh CB-SEM và PLS-SEM
Thực hành
Tổng kết
ĐĂNG KÍ TẠI ĐÂY: https://bit.ly/dangkycbsem
Thông tin thêm:
CB-SEM (Covariance-Based SEM) đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực khoa học xã hội trong nhiều thập kỷ qua, và vẫn là phương pháp phân tích dữ liệu được ưa thích hiện nay để xác nhận hoặc bác bỏ các lý thuyết thông qua kiểm tra giả thuyết, đặc biệt là khi kích thước mẫu lớn, dữ liệu thường là phân phối chuẩn, và quan trọng nhất, mô hình được chỉ định chính xác. Đó là, các biến thích hợp được chọn và liên kết với nhau trong quá trình chuyển đổi lý thuyết thành mô hình phương trình cấu trúc (Hair, Ringle, & Smarted, 2011; Hwang và cộng sự, 2010; Reinartz, Haenlein, & Henreler, 2009).
Chúng ta có 1 số lưu ý khi áp dụng phương pháp CB-SEM:
- Phương pháp xử lý SEM được áp dụng rộng rãi từ trước đến nay;
- Rất phù hợp với các nghiên cứu khẳng định lý thuyết nghiên cứu;
- Biến tiềm ẩn (construct) không được biết đến và cũng không cần thiết trong ước lượng tham số của mô hình. Biến tiềm ẩn và mối quan hệ các biến tiềm ẩn sẽ được xây dựng dựa trên ma trận hiệp phương sai của biến quan sát thuộc biến tiềm ẩn đó và biến quan sát thuộc các biến tiềm ẩn khác;
- Yêu cầu dữ liệu phải có phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn;
- Yêu cầu cỡ mẫu lớn, thường tối thiểu là 200;
- Chỉ xử lý được mô hình đo lường dạng kết quả reflective, không xử lý được dạng mô hình đo lường nguyên nhân formative;
- Đánh giá được độ phù hợp mô hình tổng thể (good of fitness) với rất nhiều chỉ số thống kê quan trọng, nhờ đó đánh giá rất tốt mô hình so với lý thuyết;
- Phần mềm xử lý phổ biến hiện nay là IBM AMOS.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
A: 1 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
T: 028.73.08.70.07 – Hotline: 0389.465.695 (Zalo, SMS)