EURÉKA

Bắt nạt trực tuyến làm cho học sinh bị trầm cảm

Học sinh bậc THCS và THPT khi bị bắt nạt trực tuyến có nhiều khả năng gặp phải những hệ lụy cho sức khỏe. Một trong số đó là bệnh trầm cảm.

Nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài “Bắt nạt trực tuyến và mối liên quan với trầm cảm ở học sinh THCS, THPT tại TP.HCM” 

 /// Tuyết Trang

Nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài “Bắt nạt trực tuyến và mối liên quan với trầm cảm ở học sinh THCS, THPT tại TP.HCM”

Đó là nghiên cứu của nhóm sinh viên: Võ Kim Duy, Dương Thị Huỳnh Mai, Nguyễn Thanh Sơn (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) vừa được thực hiện mới đây.Nguyễn Thanh Sơn cho biết để nghiên cứu, nhóm đã dành gần 1 năm để khảo sát khoảng 1.500 học sinh (HS) bậc THCS và THPT ở khắp các quận, huyện tại TP.HCM. Phương pháp được thực hiện của nhóm là mời HS tham gia trả lời bộ câu hỏi tự điền. Trong đó bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân, gia đình, thói quen sử dụng internet, tình trạng nghiện internet, đánh giá sự gắn kết của HS với cha mẹ và trường lớp, trải nghiệm bạo lực và môi trường sống…Nhóm bất ngờ khi thu thập được những kết quả cho thấy, bắt nạt trực tuyến chính là hình thức mới của bắt nạt, ngày càng phổ biến hơn trong đời sống người trẻ, nhất là với HS.Khi xem xét vai trò của HS trong bắt nạt trực tuyến, cho thấy HS có thể bị bắt nạt lẫn trở thành nạn nhân. Cụ thể, trong tổng số 1.492 HS THCS và THPT tham gia khảo sát, hơn 1/3 HS bị bắt nạt trực tuyến (chiếm 35,4%). Tỷ lệ HS bắt nạt người khác chiếm 7,4%. Tỷ lệ HS vừa bị bắt nạt vừa đi bắt nạt là khoảng 6,5%.”Có thể nói, bắt nạt trực tuyến đã trở thành vấn đề báo động. Hiện nay, vấn nạn này được biết đến là bất kỳ loại quấy rối nào thông qua email, phòng chat, trang web hay tin nhắn văn bản làm tổn thương đến tinh thần người khác. Hình thức bắt nạt mới này lan rộng và ngày càng trở nên phổ biến ở thanh thiếu niên nhờ sự phát triển mạnh mẽ của internet”, Duy cho biết.Một trong những phát hiện sau nghiên cứu này, theo nhóm là bắt nạt trực tuyến có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên tinh thần nạn nhân như: stress, lo âu, trầm cảm và thậm chí là tự tử.Cũng từ nghiên cứu, nhóm hy vọng sẽ cung cấp thông tin cho gia đình, nhà trường có những biện pháp hỗ trợ phù hợp cho HS.

Theo TUYẾT TRANG – Báo Thanh Niên

Share This