Sáng ngày 27/06/2020 tại Nhà văn hóa Thanh Niên đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi sáng tạo “Ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông”.
Cuộc thi được tổ chức bởi Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm sản phẩm sáng tạo dựa trên nền tảng Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao vai trò, nhận thức của người dân về luật giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nền văn hóa giao thông thông minh, hiện đại, giảm tai nạn và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Cuộc thi gồm có 2 phần:
+ Phần thi “Ý tưởng sáng tạo”: là thí sinh dự thi trình bày sáng kiến, ý tưởng và giải pháp đối với những khó khăn trong giao thông tại tỉnh, địa phương sinh sống.
+ Phần thi “Sản phẩm sáng tạo”: là các phần mềm, ứng dụng CNTT tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông.
Qua vòng sơ loại có 50 ý tưởng và 8 sản phẩm xuất sắc tham gia vào vòng chung kết của cuộc thi.
Sau thời gian vấn đáp để chọn ra ý tưởng, sản phẩm hiệu quả, có tính thực tiễn, Hội đồng giám khảo đã xem xét và công bố kết quả như sau:Ý tưởng sáng tạo có 6 đơn vị đạt giải:
– 1 Giải nhất:
+ Ý tưởng “Vận dụng công nghệ vào an toàn giao thông” của tác giả Nguyễn Hoàng Sang, Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, quận Tân Bình.
– 2 Giải nhì:
+ Ý tưởng “Giao thông Games” của tác giả Lưu Nhật Lệ, Đoàn trường Đại học Mở TP.HCM.
+ Ý tưởng “Hệ thống phân tích tình trạng mặt đường từ dữ liệu camera phục vụ cho giám sát và cảnh báo” của tác giả Nguyễn Quang Hữu, Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM.
– 3 Giải ba:
+ Ý tưởng “Cá heo săn mồi” của tác giả Lê Tường Huy – THPT Khánh Hưng, tỉnh Cà Mau.
+ Ý tưởng “Mở rộng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh phường 17, quận Bình Thạnh” của tác giả Võ Thị Hồng Vi, Đoàn phường 17, quận Bình Thạnh.
+ Ý tưởng “Con đường năng lượng mặt trời” của tác giả Lăng Gia Bảo, Đoàn trường THPT Phước Long, quận 9.
Sản phẩm sáng tạo có 8 đơn vị đạt giải:
– 1 Giải nhất:
+ Phần mềm ứng dụng đo nồng độ cồn trong máu VN-MB Hệ điều hành Android của nhóm tác giả Cao Văn Chính, Phạm Nhật Vũ và Kim Te Min đến từ Hà Nội và TP.HCM.
– 2 Giải nhì:
+ Khóa thông minh trên xe máy (xe không hoạt động được khi nồng độ cao) của tác giả Nguyễn Đình Phụng, 791 Thống Nhất F13, Gò Vấp.
+ Nghiên cứu thiết kế tích hợp hệ thống chống ngủ gật trên xe ô tô của nhóm tác giả Phan Gia Trí và Lê Văn Thơ, Trường Đại học Quy Nhơn.
– 4 Giải ba:
+ Hệ thống phát hiện vi phạm vượt đèn đỏ thông qua camera giám sát của nhóm tác giả Trần Doãn Thuyên và Phạm Xuân Trí, Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM.
+ Xây dựng mô hình mô phỏng và ứng dụng phương pháp học tăng cường trong tối ưu hóa tín hiệu đèn giao thông của nhóm tác giả Huỳnh Viết Thám, Trần Mai Khiêm và Lê Công Luận, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM.
+ Game tuyên truyền an toàn giao thông của nhóm tác giả Trịnh Quốc Huy, Huỳnh Minh Nhật và Đào Anh Hào đến từ Tân Bình và Bình Dương.
+ Hệ thống cảnh báo, định vị và tự hành cho tài xế say của nhóm tác giả Trương Xuân Hải và Hà Hồng Nhật, Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng.
– 1 Giải khuyến khích:
+ Phát triển hệ thống bãi dữ xe tự động dựa trên kỹ thuật thị giác máy tính của tác giả Nguyễn Trung Hậu,
Trường ĐH Mở TP.HCM.Cuộc thi đã kết thúc thành công tốt đẹp với nhiều ý tưởng, sản phẩm chất lượng phát huy được tinh thần sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào đời sống.