HỘI NGHỊ - HỘI THẢO

HỘI THẢO KHOA HỌC TRẺ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC “Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”

Nhằm xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học trong nước và quốc tế, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học trẻ ngành công nghệ sinh học với chủ đề “Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Thời gian: 07g30 ngày 16/4/2021 tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (35 – 37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Hội thảo với sự quan tâm và tham gia của hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực sinh học – công nghệ sinh học, khởi nghiệp, đào tạo trong nước và quốc tế đến từ các trường, viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong toàn quốc.

Hội thảo đã nhận được 78 bài báo khoa học của 247 tác giả đến từ 47 đơn vị trên cả nước và quốc tế, trong đó có sự tham dự của các tác giả quốc tế đến từ các đơn vị gồm: Texas Tech University Health Sciences Center (Hoa Kỳ), Trường Đại học Công giáo Louvain (Bỉ), Viện Karolinska (Thuỵ Điển). Khu vực miền Bắc với sự tham dự của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), Trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế Công cộng (Hà Nội), Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội), Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khu vực Tây Nam Bộ với sự tham dự của Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang, Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tân Tạo (Long An), Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), Trường Đại học Cần Thơ.

Chương trình Hội thảo gồm 03 phần: Phiên toàn thể, Phiên trình bày PosterPhiên tiểu ban chuyên đề. Các phiên tiểu ban chuyên đề được chia thành 03 tiểu ban với 21 bài báo cáo oral song song: Công nghệ Y sinh; Công nghệ sinh học; Chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (danh sách đính kèm)

Buổi khai mạc và phiên toàn thể diễn ra tại Hội trường 202 bao gồm 03 bài tham luận của 03 keynote speaker là những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Sinh học, Công nghệ sinh học và Chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, với các chủ đề:

Báo cáo 01 “Nghiên cứu khoa học và Công bố quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ sinh học” PGS.TS. Lê Huyền Ái Thúy – Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo 02 “Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học” PGS.TS. Dương Hoa Xô – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo cáo 03 “Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp dựa trên công nghệ có sở hữu trí tuệ” TS. Nguyễn Thanh Mỹ – Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan và Tập đoàn Rynan Trà Vinh

Tiểu ban Công nghệ Y sinh: Phòng 704

– Các bài nghiên cứu, bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về hành trình xây dựng nhóm nghiên cứu của giảng viên, xác định ý tưởng tới những thành quả về công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu mạnh; những câu chuyện của những sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học.

– Các nghiên cứu về công nghệ gen nhằm tạo ra các biến đổi bộ gen thực vật, động vật theo hướng có lợi nhằm cải thiện năng suất chất lượng sản phẩm.

– Các nghiên cứu chữa bệnh di truyền, bệnh ung thư, vi sinh vật do tác động của ô nhiễm môi trường và chất độc hoá học.

– Công nghệ vi sinh tập trung các nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống cao sản bằng công nghệ cao; các nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật di truyền trong y sinh.

Tiểu ban Công nghệ Sinh học: Hội trường 202

– Các công nghệ tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế;

 – Công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.

– Công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.

– Liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vitamin và axít amin.

– Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.

– Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp: tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống thuần, giống lai, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Tiểu ban Chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo: Phòng 104

– Các bài nghiên cứu, bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về hành trình từ nghiên cứu khoa học tới việc sở hữu các sáng chế/giải pháp hữu ích cho tới chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp của các nhà khoa học.

– Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.

– Các nghiên cứu, tham luận về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hành trình từ kết quả nghiên cứu khoa học cho tới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học từ nghiên cứu tới sản phẩm ứng dụng trong ngành nông, lâm, thuỷ, hải sản.

– Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thuỷ sản: tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống thuần, giống lai, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Phiên trình bày Poster: Sảnh triển lãm lầu 1

  • Gồm 27 bài bài báo khoa học của các tác giả được triển lãm. Hội đồng Khoa học tiến hành trao đổi với các tác giả, để lựa chọn và đánh giá những poster trình bày tốt, có hàm lượng khoa học cao và khả năng ứng dụng vào thực tế.
  • Sau Hội thảo, các báo cáo xuất sắc sẽ được tuyên dương và trao giải với cơ cấu giải thưởng gồm 03 giải Nhất, 03 giải Nhì, 03 giải Ba, 05 giải Poster trình bày xuất sắc và 9 giải Khuyến khích. Các bài báo đạt giải tại Hội thảo sẽ được hỗ trợ phản biện và ưu tiên chính sách công bố trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

 Thông tin liên hệ: Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ – THÀNH ĐOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 38.230.780 – 0963.22.33.20 (Đ/c Nguyễn Thị Hạnh Hoa) Hộp thư điện tử: [email protected]

Share This