Hình header
Tiếng Việt English

Lỗ đen lần đầu tiên đã được nhìn thấy!

Tin tức - Sự kiệnNgày đăng: 16/04/2019Nguồn tin: TST

Một tin gây chấn động giới thiên văn học thế giời: Lỗ đen lần đầu tiên đã được nhìn thấy!

Lỗ đen được bao bọc bởi một vòng lửa. Vòng hào quang (halo) này được tạo ra bởi khí được nung cực nóng khi rơi vào lỗ đen. Nó còn sáng hơn tất cả tỉ sao khác trong thiên hà của nó cộng lại, cho nên đã được nhìn thấy từ trái đất. Lỗ đen siêu lớn này cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng và có khối lượng gấp 6,5 tỉ lần khối lượng Mặt trời. Phát hiện được công bố trong Cuộc họp báo lịch sử tối ngày 10-4 (giờ Việt Nam)

Cái gọi là "bức ảnh" của lỗ đen thực ra là một bản đồ nhiệt độ, màu sắc chỉ biểu thị (false color) mức nóng không phải là màu thực của lỗ đenKhác với trước đây, người ta chỉ có một đám các ngôi sao xoay vòng blackhole chứ không vào đến blackhole, bức ảnh này cho thấy luôn chân trời sự kiện của blackhole.  Tức là nếu người ta mang trái cam mà để lên mặt trăng, EHT không những cho anh thấy được trái cam, mà cả.... múi cam!  

Một điểm nữa, là phương thức EHT dùng còn gọi là VLBI (Very Long Baseline Interferometry). Cũng là giao thoa, nhưng khác với LIGO, họ mã hoá (digitize) sóng điện từ rồi đem về phân tích. Ở bước sóng viba: 1.3 mm đòi hỏi sự mã hoá phải hết sức nhanh. Điều này chỉ thực hiện được nhờ kỹ thuật mã hoá đạt được gần đây.

"Chúng tôi đã chụp được bức ảnh đầu tiên của một hố đen. Đây là một kỳ tích khoa học được thực hiện bởi hơn 200 nhà nghiên cứu", Giám đốc dự án EHT Sheperd Doeleman thuộc Trung tâm Thiên văn vật lý - ĐH Harvard nói trong buổi họp báo tối 10-4.

Công trình nghiên cứu đột phá này được công bố trong 6 bài báo đặc biệt ở tạp chí The Astrophysical Journal Letters. Hình ảnh thu được cho thấy có một hố đen (hay còn gọi là lỗ đen) ở trung tâm thiên hà có tên Messier 87 nằm ở đám thiên hà có tên Virgo.

Cần nhắc lại vào năm 2016, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện sóng hấp dẫn sau 100 năm được tiên đoán bởi Thuyết tương đối rộng của Einstein, cũng từ quan sát sự va chạm hai lỗ đen.

Thêm một lần nữa, Albert Einstein, nhà vật lý "cô đơn" một mình chèo thuyền vào vũ trụ để khám phá những cái mà hàng trăm năm sau hậu thế mới khám phá, sống lại trong tâm trí của mọi người. Có người (VN) dễ dàng nói rằng "Einstein đã cũ", nghĩa là chúng ta đâu cần đọc ông. Tâm thế thế nào, thì nhìn thế giới như thế ấy. Cái tâm thế ấy dường như đã kéo dài quá lâu trên đất nước mà hậu quả của nó là VN thiếu hẳn khoa học. Nhưng thế giới chứng minh từng đợt rằng Einstein không hề cũ. Chúng ta đang sống trong thế giới và trong di sản của ông. Einstein từng nói

"Đối với những con người hành động, nhận thức một lần về chân lý là không đủ; ngược lại, nhận thức này phải được luôn luôn làm mới lại một cách không mệt mỏi nếu không muốn nó bị mai một. Nhận thức giống như một bức tượng cẩm thạch đứng giữa sa mạc và luôn luôn có nguy cơ bị gió cát chôn vùi. Những bàn tay siêng năng phải luôn luôn không ngừng hoạt động để cho cẩm thạch có thể tiếp tục lấp lánh lâu dài dưới ánh mặt trời." 

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
Số 1, Phạm Ngọc Thạch, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
(028) 38 233 363 - (028) 38 230 780

© 2015 - 2024 Bản quyền thuộc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn