Hình header
Tiếng Việt English

THÔNG BÁO: V/v mở lớp hướng dẫn viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế - Khóa 7 năm 2019

Mặc địnhNgày đăng: 12/08/2019Nguồn tin:

Nhằm hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Trung tâm, Viện nghiên cứu tiếp cận với cách viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ thông báo mở lớp hướng dẫn viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế - Khóa 7 năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU KHÓA HỌC:

Trang bị các kiến thức và kỹ năng viết một bài báo khoa học để công bố trên các tạp chí và chuyên san quốc tế. Sau khi hoàn tất khoá học, học viên sẽ:

- Hiểu được vai trò của công bố quốc tế trong nghiên cứu khoa học;

- Nắm được các nguyên tắc của việc soạn một bài báo khoa học, từ cách đặt tựa đề đến phần tài liệu tham khảo;

- Làm quen với tiếng Anh trong khoa học và văn phong khoa học;

- Biết được cách viết và trả lời bình duyệt;

- Có khả năng soạn một bài báo khoa học hoàn chỉnh.

 

II. ĐỐI TƯỢNG:

- Giảng viên, nghiên cứu viên, học viên cao học và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Trung tâm, Viện nghiên cứu muốn tìm hiểu và có nhu cầu công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.

- Chủ nhiệm đề tài chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ.

 

III. NỘI DUNG:

Khóa học sẽ diễn ra trong 4 buổi. Nội dung từng buổi học được thiết kế như sau:

 

STT

THỜI GIAN

NỘI DUNG

1

Buổi 1

1. Phân biệt bài báo khoa học chuẩn ISI và bài báo cáo tổng hợp;

2. Tầm quan trọng của việc công bố công trình đạt chuẩn ISI quốc tế;

3. Phân biệt Nhà xuất bản danh tiếng và Nhà xuất bản dỏm;

4. Phân hạng tạp chí (Q1, Q2, Q3, và Q4) trong Danh mục ISI;

5. Các dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

6. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu khoa học liên quan và đáng tin cậy;

7. Một số công cụ hữu ít và thủ thuật để tăng cường kỹ năng viết Tiếng Anh dạng học thuật;

8. Giới thiệu cách viết Tiếng Anh trong học thuật và khoa học;

9. Quy trình gửi và đăng bài báo trên hệ thống các NXB uy tín thế giới;

10. Áp lực của các biên tập viên khi thẩm định công trình khoa học?

11. Lý do Nhà xuất bản/Chủ biên tập thu hồi công trình đã đăng?

12. Hướng dẫn cách xin bản quyền từ Nhà xuất bản;

13. Danh mục các tạp chí Việt Nam trong hệ thống ISI;

14. Chia sẻ các trang học thuật hữu ít của cộng đồng người Việt Nam trên thế giới;

15. Thực trạng công bố báo ISI: khách quan hay tiêu cực?

2

Buổi 2

1. Xử lý số liệu thí nghiệm và đánh giá số liệu phân tích;

2. Hướng dẫn chương trình tính toán và vẽ đồ thị/hình ảnh ấn tượng;

3. Thủ thuật trình bày số liệu thí nghiệm một cách khoa học, ấn tượng, và đầy đủ thông tin.

4. Những điều nên/không nên khi viết bài báo khoa học và khi trả lời các nhà bình duyệt;

5. Hướng dẫn cơ bản (và chia sẻ một số thủ thuật liên quan) về cách sử dụng chương trình;

6. Quản lý tài liệu tham khảo và trích dẫn thông dụng hiện nay;

6. Thủ thuật để tăng giá trị khoa học của bài báo khi số liệu thí nghiệm không quá nổi bật;

7. Thủ thuật viết bản thảo để các nhà bình duyệt tin tưởng và đọc giả cảm thấy ấn tượng;

3

Buổi 3

1. Hướng dẫn cách viết “Capsule” hoặc “Statement of Novelty”;

2. Chia sẻ cách viết “Highlights” và cách vẽ “Graphical Abstract” theo chuẩn chung;

3. Cách đặt tựa đề (“Title”) cho một bài báo khoa học ấn tượng;

4. Vai trò quan trọng của phần tóm lược (“Abstract”) và hướng dẫn các cách viết Abstract theo yêu cầu của tạp chí.

5. Hướng dẫn các cách viết cơ bản phần mở đầu/dẫn nhập (“Introduction”) của một bài báo;

6. Cách viết một “Cover Letter” cho từng dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

7. Thủ thuật trả lời các nhà bình duyệt (Reviewers) và Biên tập viên (Editor);

8. Chia sẻ số kỹ năng đánh máy các ký tự, viết tắt, đơn vị, khoản cách… theo chuẩn quốc tế;

9. Một số thông tin quan trọng cần nắm khi đọc mục hướng dẫn cho tác giả (“Guide for Authors”) của tạp chí;

10. Thực hành các bước gửi bài báo khoa học trên nhà xuất bản nổi tiếng (Elsevier) và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.

11. Chia sẻ cách giải quyết các vấn đề thường gặp sau khi công trình đã công bố thành công;

12. Một số kỹ năng cần thiết trước khi gửi mẫu phân tích các đặc tính bằng công nghệ hiện đại (FTIR, SEM-EDS, TGA, XPS, XRD, BET surface area….);

13. Chia sẻ kinh nghiệm của một “Assiciate Editor” khi duyệt bản thảo cho tạp chí thuộc danh mục ISI.

4

Buổi 4

Giao lưu và trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín và có nhiều công bố quốc tế trong các lĩnh vực (một hoặc hai chuyên gia).

 

 

IV. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN:

Giảng viên đứng lớp là các nhà khoa học tiêu biểu trong các lĩnh vực, có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế; là thành viên ban biên tập hoặc hội đồng phản biện của các tạp chí quốc tế có uy tín:

 

1. TS. Trần Nguyễn Hải: Giảng viên và Nghiên cứu viên - Viện nghiên cứu Khoa học Cơ Bản và Ứng dụng tại TP. HCM - Trường Đại Học Duy Tân.

- Là tác giả của 39 công trình (34/39 là tác giả chính). Trong đó, công trình theo xếp hạng của Thomson là: 22 bài (Q1), 7 bài (Q2), 4 bài (Q3), 3 bài (Q4), và 2 bài (Scopus). Là tác giả chính của 02 chương sách đăng trên NXB Taylor & Francis và Springer.

- Hiện tại là thành viên Ban biên tập (Editoral Board Member) của 12 tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI như và Scopous như: Science of the Total Environment (Nhà Xuất Bản Elsevier; IF = 5.589); Current Pollution Reports (Springer; IF = 3.762); Environment, Development and Sustainability (Springer; IF = 1.676); Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology (Springer; IF = 1.650); Water Science and Technology (IWA; IF = 1.624); Green Processing and Synthesis (De Gruyter; IF = 1.128); Journal of the Australian Ceramic Society (Springer; IF = 0.692); Air, Soil and Water Research (SAGE; ESCI); SN Applied Sciences (Springer; ESCI); Frontiers in Environmental Science (Frontiers Media S.A.; ESCI); Nanotechnology for Environmental (Springer; Scopus); Nanoscience & Nanotechnology-Asia (Bentham Science; Scopus).

- Tham gia phản biện (reviewer) cho 38 tạp chí ISI, trong đó có19 tạp chí lớn thuộc NXB Elsevier. Tham gia phản biện cho một book proposal trên NXB Elsevier.

- Là phản biện viên xuất sắc (Outstanding Contribution in Reviewing) được công nhận bởi NXB Elsevier cho các tạp chí thuộc: Environmental Chemical Engineering, Applied Clay Science, Environmental Management, Cleaner Production, Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers.

- Đã từng tổ chức thành công các buổi seminar chuyên đề về “Chiến Lược và Kỹ Năng Công Bố Công Trình Khoa Học Trên Tạp Chí Thuộc Danh Mục ISI” tại: trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, trường Đại Học Cần Thơ, và Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn Lâm).

- Là thành viên chủ chốt trong dự án "A low energy gravity fed membrane adsorption system for arsenic and bacteria removal from groundwater in developing countries" do chính phủ Úc và Google tài trợ, dự án thực hiện tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn Lâm.

 

2. TS. Trương Hải Nhung: Phó phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM

- Là tác giả của 16 công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế, 10 công trình đăng trên tạp chí trong nước, 8 báo cáo tại hội nghị quốc tế.

- Đạt Giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả Cầu vàng 2016 do Trung ương Đoàn trao tặng.

 

3. PGS.TS Bạch Long Giang: Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

- Là tác giả của trên 100 bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí khoa học Quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus, 42 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học Việt Nam và tham gia trên 40 Hội nghị Khoa học quốc tế về Công nghệ Vật liệu Nano và Ứng dụng.

- Là chủ nhiệm và thành viên của nhiều đề tài, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và quốc tế.

- Là một trong 68 nhà khoa học trẻ tiêu biểu năm 2015; Đạt Giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả Cầu vàng 2016 do Trung ương Đoàn trao tặng.

 

4. TS. Trần Ngọc Đăng: Giảng viên và Nghiên cứu viên - Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP.HCM

Là tác giả của 27 bài báo quốc tế trên các tập san uy tín có bình duyệt, và một chương sách được xuất bản bởi Springer. TS. Trần Ngọc Đăng cũng đang là cố vấn thống kê cho tạp chí Y Dược TP.HCM bản quốc tế (Medpharmres).

- Tham gia bình duyệt cho một số tạp chí chuyên ngành quốc tế như: Tropical Medicine and Health; Plos One, American Journal of Public Health, International Journal of Biometeorology.

- Là thành viên sáng lập trang web "Bayes for Vietnam" chia sẻ những kiến thức về áp dụng thống kê Bayes trong nghiên cứu y khoa. Nhiều kinh nghiệm tổ chức và giảng dạy tại các hội thảo quốc tế.

 

5. TS. Phạm Văn Việt: Phó Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM

- Là tác giả của 23 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 09 bài thuộc danh mục Q1 (04 bài tác giả chính), 10 bài thuộc danh mục Q2 (07 bài tác giả chính), 02 bài thuộc danh mục Q3 (01 bài tác giả chính).

- 07 bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí khoa học trong nước (05 bài tác giả chính).

- 04 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế (02 báo cáo tác giả chính) và quốc gia (02 báo cáo tác giả chính); 01 báo cáo Poster xuất sắc của hội nghị khoa học quốc tế.

- Đồng tác giả 03 sách tham khảo.

- Chủ nhiệm 03 đề tài cấp Bộ (02 đề tài đã nghiệm thu đạt loại tốt, 01 đề tài đang triển khai) và 02 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc.

- Tham gia Ban biên tập 01 tạp chí khoa học quốc tế và phản biện cho 11 tạp chí khoa học quốc tế.

- Đạt Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2018 do Trung ương Đoàn trao tặng.

 

6. GS.TS. Chung Hoàng Chương: Giảng viên Trường Đại học Tiểu ban San Francisco - Mỹ

- GS.TS Chung Hoàng Chương, giảng dạy tại trường Đại học Tiểu bang San Francisco - Mỹ, hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế (SCIS) - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa các quốc gia khu vực sông Mê Kông. Ông đã có nhiều chuyến đi thực địa tại các địa phương khác nhau dọc dòng sông bắt đầu từ thượng nguồn Trung Quốc, cũng như khảo sát các vùng miền dọc tại các tỉnh các nước Đông Nam Á mà dòng sông đi qua. Ông là tác giả của hàng ngàn cuốn sách kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý Việt Nam, nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế và nhiều sách quốc tế như: Asian - American Education, The Amerasians From Vietnam: A California Study...

 

7. TS. Đào Nguyên Khôi: Phó Trưởng Khoa Môi Trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM

- Là tác giả của hơn 20 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 01 bài là tác giả chính thuộc danh mục Q1, 04 bài thuộc danh mục Q2 (03 bài tác giả chính), 05 bài thuộc danh mục Q3 (03 bài tác giả chính) và 04 bài là tác giả chính thuộc danh mục Scopus.

- 21 bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí trong nước (06 bài tác giả chính).

- 04 báo cáo khoa học là tác giả chính đăng toàn văn trong kỷ yếu hội nghị quốc tế.

- 04 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội nghị trong nước.

- Tham gia phản biện cho một số tạp chí khoa học quốc tế và trong nước.

- Chủ nhiệm 01 đề tài cấp Nhà nước đã nghiệm thu đạt yêu cầu, 04 đề tài cấp Bộ (03 đề tài đã nghiệm thu loại tốt, khá và đạt yêu cầu) và 01 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu loại tốt.

- Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh năm 2015.

 

8. PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư: Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Tài chính - Marketing.

- Là tác giả của 43 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế và trong nước.

- Chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và nhiều đề tài nghiên cứu cấp thành phố.

- Tham gia Hội đồng khoa học Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, Chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ.

- Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ do Trung ương Đoàn trao tặng.

 

Lưu ý:  Ban tổ chức sẽ xếp lớp theo lĩnh vực và chuyên ngành của học viên, mỗi lớp học không quá 20 học viên, ưu tiên học viên đăng ký trước.

 

IV.  THỜI GIAN KHAI GIẢNG VÀ HỌC PHÍ:

1. Thời gian khai giảng khóa 7: Bắt đầu từ ngày 24/8/2019.

Thời gian học: cả ngày thứ 7 và chủ nhật (ngày 24 và 25/8/2019).

2. Học phí: 1.000.000Đ/ khóa/ học viên (một triệu đồng).

3. Địa điểm học: Cơ sở II - Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

(Số 05 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

 

V. ĐỊA ĐIỂM GHI DANH:

Học viên đăng ký tham gia khóa học từ ngày ra thông báo đến hết ngày 21/8/2019 tại Phòng Quản lý khoa học và Phát triển Dự án - Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn

Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: 0909.065.119 - 028.38.230.780 (gặp đồng chí Sơn Giang)

Website: www.khoahoctre.com.vn, Email: [email protected]

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
Số 1, Phạm Ngọc Thạch, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
(028) 38 233 363 - (028) 38 230 780

© 2015 - 2024 Bản quyền thuộc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn